Mục Lục Nội Dung:
Market-cap.net – Thương mại công bằng – hay còn gọi là fair trade nó đóng một vai trò cũng như đảm nhiệm vụ gì trong cuộc chiến thương mại.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về loại thuật ngữ này nhé!
Thương mại công bằng (Fair trade) là gì?
Thương mại công bằng trong tiếng Anh là Fair trade chính là chiến lược nhằm giảm nghèo và phát triển bền vững thông qua việc thức đẩy sự công bằng trong thương mại. Đây chính là sự hợp tác thông qua sự đối thoại, minh bạch, sự tôn trọng với con người và môi trường tự nhiên.
Tham khảo thêm:
- Pecking Order Theory là gì? Đánh giá ưu và nhược điểm của Pecking Order Theory
- Các thông số trong thống kê mô tả (Descriptive Statistics)
- Ý nghĩa của giá trị hiện tại ròng (Net Present Value – NPV)
- Sự khác nhau giữa đầu tư và đầu cơ trong chứng khoán
- Đầu cơ là gì? Hoạt động đầu cơ thường diễn ra ở đâu?
Thương mại công bằng có một cam kết rõ ràng làm nòng cốt. Họ ủng hộ sự công bằng trong tiêu dùng, họ hỗ trợ các nhà sản xuất nâng cao nhận thức và vận động sự thay đổi quy tắc của thương mại quốc tế thông thường.
Thương mại công bằng đóng vai trò quan trọng thế nào đối với đời sống con người và kinh tế
Thương mại công bằng đã góp phần tạo nên sự phát triển bền vững bằng cách đề ra những mục tiêu và điều kiện phát triển thương mại hàng hóa theo hướng lành mạnh. Nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi cho nhà sản xuất và công nhân tốt nhất. Đồng thời đảm bảo mọi sự phát triển kinh tế đề gắn liền và đi đôi với sự phát triển xã hội, giữa hoạt động kinh tế môi trường và các dự án đang trong giai đoạn phát triển.
Thương mại công bằng là một trong những mối quan hệ của nhiều đối tác thương mại. Nó hoạt động dựa trên việc đối thoại, minh bạch cũng như tôn trọng quyền lợi lẫn nhau của những bên tham gia.
Mặt khác nó còn góp phần mang đến sự phát triển bền vững bằng cách cung cấp điều kiện kinh doanh tốt hơn, mang đến quyền lợi tốt nhất cho các nhà sản xuất và lao động yếu thế. Đặc biệt là mang đến sự hỗ trợ cần thiết cho những quốc gia vị trí nam bán cầu.
Tổ chức Fair trade (Thương mại công bằng) sẽ được kiểm chứng thông qua những khách hàng. Họ đóng vai trò là những nhân tố tham gia tích cực trong vấn đề hỗ trợ sản xuất và góp phần nâng cao nhận thức xã hội. Thúc đẩy sự vận động và thay đổi sau dựa trên những quy tắc và phương pháp thực hành dựa theo nội dung thương mại quốc tế truyền thông đặt ra.
Vì sao lại cần thương mại công bằng?
Không phải tất cả các giao dịch thương mại đều công bằng, nên việc xây dựng thương mại công bằng sẽ giúp:
- Người tiêu dùng có thể biết và có thể tham gia ảnh hưởng tới mức thu nhập thỏa đáng cho người sản xuất. Bởi nếu không biết về thương mại công bằng thì những người nông dân, công dân – người đứng đầu chuỗi sản xuất – sẽ luôn phải chịu mức giá và mức lương thấp.
- Người sản xuất có thể có điều kiện và thỏa thuận tốt hơn. Do khi có thương mại công bằng, quyền lực và lợi ích sẽ được xếp ngang hàng. Những bất công trong chuỗi thương mại sẽ không xảy ra.
- Phát triển chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng qua hệ thống nhãn hàng chính là kết quả khi thực hiện được thương mại công bằng. Điều này sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với cách quản lý hiện tại. Việc quản lý theo chuỗi cũng được điều hành dễ dàng hơn.
Chúng ta có thể thấy rõ là người sản xuất luôn có điều kiện và thỏa thuận mặt giá cả tốt hơn so với nông dân hay công nhân sản xuất. Cho nên những quyền lợi và tiếng nói, sự yêu cầu của họ luôn thấp hơn thậm chí không được ghi nhận, mặc dù họ mới chính là người tạo nên sản phẩm trực tiếp.
Ưu điểm của thương mại công bằng là gì?
Fair trade huy động được sự hỗ trợ từ phía công chúng để yêu cầu được đối xử công bằng cho những người dân lao động tại nhiều nước đang phát triển. Trong đó, tập trung thỏa thuận thương mại đối với những người nông dân và hỗ trợ cung cấp nguồn thực phẩm.
Fair trade liên kết trực tiếp tiếng nói nông dân và những người công nhân. Từ đó giúp họ cải thiện và đảm bảo sự công bằng trong công việc. Tổ chức thương mại công bằng sẽ có những đội ngũ hỗ trợ liên hệ trực tiếp và tiến hành đào tạo bài bản để tạo sự liên kết nông dân và công nhân.
Fair trade còn thúc đẩy sự nhận thức của công chúng, tuyên truyền về sự thiếu công bằng thông qua những giao dịch lao động hợp lý hơn giữa các lao động nghèo và doanh nghiệp. Từ đó giúp nông dân cải thiện nhận thức và mang lại quyền lợi xứng đáng cho họ, chủ yếu tại các quốc gia đang phát triển.
Thương mại công bằng trên thế giới
Ở tất cả các nước đang phát triển có nền kinh tế thị trường tự do và đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cú huých đầu tiên và nặng nề nhất theo sau sự kiện gia nhập WTO đều giáng xuống các cộng đồng ở vùng nông thôn. Các thay đổi từ chính sách tái cấu trúc nền kinh tế để có thể gia nhập WTO thường nhấn mạnh vào việc loại bỏ sự bảo hộ của nhà nước và các lá chắn bảo vệ cho lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp ở địa phương, song song với quá trình tư hữu hóa các dịch vụ xã hội vốn được bảo trợ bởi nhà nước. Kết quả đã gây nên thiệt hại to lớn cho các cộng đồng ở nông thôn trên toàn thế giới.
Một trong những nguyên nhân chính tạo nên thiệt hại cho các cộng đồng ở nông thôn khi tham gia vào nền kinh tế thị trường tự do là việc loại bỏ sự bảo hộ của nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp và các ngành công nghiệp vốn được nhà nước bảo hộ.
Khi không còn sự bảo hộ của nhà nước, các cộng đồng này tự nhiên phải đối mặt với rất nhiều thách thức mà trước đây họ chưa bao giờ gặp phải. Thay vì làm việc cùng nhau vì một mục tiêu chung là tìm ra những cách sinh kế bền vững ở địa phương với khả năng duy trì nguồn tài nguyên thiên nhiên có lợi ích cho tập thể, các cá nhân lại quay ra chống lại nhau nhằm tiến xa hơn về mặt lợi ích tư nhân.
Việc tư hữu hóa khu vực vốn được sở hữu hoặc điều hành bởi cộng đồng tạo nên một cuộc cạnh tranh chống lại lẫn nhau hơn là phối hợp với nhau vì lợi ích chung của cộng đồng. Thông thường, điều này dẫn tới những lợi ích không công bằng và sự thiên vị cho những đối tượng có quan hệ tốt về chính trị, hoặc có khả năng tiếp cận với các nguồn tài chính để sở hữu và thu lợi từ những gì trước kia vốn là tài nguyên của cộng đồng. Điều này nhanh chóng làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không hề có sự quan tâm tới các hậu quả về môi trường, xã hội và cộng đồng.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về Thương mại công bằng (Fair trade) là gì, và tại sao chúng ta lại cần đến Thương mại công bằng (Fair trade). Chúc các bạn sẽ thành công!