Tính cho đến bài viết hôm nay, thì chắc hẳn các bạn cũng đã biết cách đặt điểm dừng phù hợp ᴠà tính toán kích thước ᴠị thế chính хác rồi đúng không?
Vì thế, hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn thuật ngữ Scale in và Scale out là gì nhé! Hãy cùng market-cap.net theo dõi ngay sau đây!
Scaling là gì?
Thuật ngữ “Scaling” không liên quan gì tới việc “cân đo đong đếm”. Đã qua rồi kỷ nguyên trao đổi hàng hóa! Về cơ bản, đây là phương thức chia nhỏ vị thế mở. Việc chia nhỏ vị thế cho phép bạn kiểm soát các rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, cũng như mọi chiến thuật tối ưu khác, Scaling có những ưu và nhược điểm nhất định.
Lợi ích của Scaling?
- Đầu tiên, đây là phương thức hỗ trợ tâm lý đắc lực, nó giúp bạn gạt bỏ được tâm lý lo lắng khi đóng hoặc mở vị thế. Việc chờ đợi một vị trí hoàn hảo để đặt lệnh entry là điều vô cùng khó khăn. Thay vì chờ đợi, bạn có thể xác định các khu vực hỗ trợ (support), kháng cự (resistance), đảo chiều (reversal) hay phá vỡ (breakout) tiềm năng và tham gia giao dịch xung quanh các khu vực đó. Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi không còn bị đặt nặng tâm lý phải có entry hoàn hảo.
- Scaling giúp bảo vệ lợi nhuận của bạn. Việc sử dụng Scale out cùng với lệnh trailing stop giúp bạn tránh được các đảo chiều bất ngờ của thị trường giá.
- Scalling cho phép bạn kiếm nhiều hơn. Nếu thị trường tiếp tục phát triển đúng xu hướng, bạn sẽ tạo được kích thước vị thế lớn hơn và tăng thêm tiềm năng lợi nhuận cho mình.
Khuyết điểm của Scaling.
- Nếu bạn tăng kích thước vị thế, tỷ lệ rủi ro cũng sẽ tăng.
- Trong trường hợp bạn Scaling out (cắt lệnh từng phần), việc loại bỏ một phần của vị thế mở có thể làm giảm khoản lợi tối đa của bạn.
Scale in là gì?
Scale in chính là thêm vị thế vào giao dịch. Nhà đầu tư sẽ bổ sung thêm lot vào vị thế tùy vào phong cách giao dịch của mình. Có người sẽ bổ sung thêm lot khi giá đi sai xu hướng (nhồi lệnh) và cũng có người sẽ bổ sung thêm khi giá đi đúng xu hướng.
Scale out là gì?
Khác với Scale in thì Scale out là tháo bớt vị thế ra sau khi vào lệnh để bảo toàn lợi nhuận hoặc giảm bớt rủi ro tùy vào phong cách giao dịch của mỗi nhà đầu tư.
Ưu và nhược điểm của Scale in và Scale out
Ưu điểm của Scale in
Tối ưu hóa điểm vào lệnh: anh em không thể nào biết được chính xác được vùng giá nào thị trường sẽ đảo chiều cho nên anh em sẽ dùng cách Scale in này để bắt những vùng giá đó. Anh em sẽ vào từng phần nhỏ cho đến khi đủ khối lượng mà chúng ta đã đặt ra cho khối lượng của mình. Cách này dễ dàng và giảm áp lực hơn nhiều so với việc phải canh đúng vùng giá đảo chiều làm đôi lúc chúng ta bị hụt lệnh nhìn giá chạy mà nuối tiếc.
Còn đối với việc Scale out, ta sẽ out bớt vị thế ra khi giá tiến gần đến vùng cản mà phe đối nghịch với vị thế của chúng ta đang chờ sẵn nhằm tối đa hóa lợi nhuận tránh việc giá quay đầu chạm Stoploss của chúng ta.
Nhược điểm của Scale in
Vì chúng ta chỉ Scale in thêm vị thế khi giá vẫn còn có khả năng đi theo xu hướng ban đầu của mà chúng ta đã xác định trước. Nhưng nếu anh em không nắm chắc xu hướng dẫn đến việc đôi lúc xu hướng đã đảo chiều mà vẫn “phóng lao phải đi theo lao” thì vô tình làm cho lệnh đó thua nặng thêm.
Còn nếu Scale out quá sớm khi giá vẫn còn đi lên tiếp thì sao? Chúng ta vô tình giảm đi lợi nhuận mà lẽ ra chúng ta phải nhận được.
Sai lầm khi sử dụng Scale in và Scale out bạn đang gặp phải
Sai lầm khi sử dụng Scale in
Không quản lí vốn
Dù nhà đầu tư có chia nhỏ vị thế ra để vào lệnh theo từng vùng đảo chiều tiềm năng mà nhà đầu tư xác định được thì cũng phải tuân theo quy tắc quản lí vốn đã đặt ra từ ban đầu. Đây là một lệnh chia nhỏ ra chứ không phải là nhiều lệnh riêng biệt.
Scale in lệnh vào khi đã sai xu hướng
Đừng cố gắng Scale in thêm vị thế vào khi lệnh đã sai xu hướng và mong chờ giá sẽ quay đầu. Kết quả cho thấy thị trường lại tiếp tục lao xuống tiếp và những lệnh Scale in này sẽ làm cho tài khoản nhanh chóng bị “cháy”. Đôi lúc nhà đầu tư cũng nhầm lẫn giữa Scale in và nhồi lệnh không kiểm soát mà không nhận ra.
Sai lầm khi sử dụng Scale out
Lệnh Scale out được sử dụng để thoát bớt vị thế khi đã có lợi nhuận nhưng nhà đầu tư cần phải biết đóng bao nhiêu và khi nào đóng chứ không phải tùy ý được. Với vị thế bán nhà đầu tư hãy Scale out trước một phần vị thế khi gặp vùng cản đầu tiên của bên mua sau đó Scale out từng phần qua từng mức cản tiếp theo và ngược lại đối với bị thế mua.
Tuy nhiên nhà đầu tư cần xách định được vùng cản nào là mạnh và có khả năng giá sẽ quay ngược lại và làm mất đi lợi nhuận, cần hiểu rõ cấu trúc thị trường nơi nào là bắt nguồn từ phe đối nghịch với vị thế của mình.
KẾT LUẬN
Trên đây là các thông tin về Scale in và Scale out là gì và những ưu nhược điểm của nó. Hy vọng qua bài viết này các anh em sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Chúc các bạn sẽ thành công!