Chợ phiên Na Mèo, huyện Quan Sơn, họp ngay gần cửa khẩu quốc tế Na Mèo, cách thành phố Thanh Hóa hơn 200 km về phía tây. Chợ diễn ra đều đặn mỗi sáng thứ 7 nhưng hai phiên đông và dài nhất là phiên thứ bảy cuối cùng trong năm và thứ bảy đầu năm. Người đến chợ chủ yến là dân các bản người Mông, Dao, Thái ở huyện Quan Sơn và người Lào sinh sống ở các cụm bản giáp biên.
Được hình thành từ khoảng năm 1990, ban đầu đây chỉ là một khu chợ nhỏ. Khi chợ được nâng cấp thành nơi buôn bán kiên cố, lượng người đến giao thương và du khách tham quan ngày càng đông.
Chợ phiên Na Mèo, huyện Quan Sơn, họp ngay gần cửa khẩu quốc tế Na Mèo, cách thành phố Thanh Hóa hơn 200 km về phía tây. Chợ diễn ra đều đặn mỗi sáng thứ 7 nhưng hai phiên đông và dài nhất là phiên thứ bảy cuối cùng trong năm và thứ bảy đầu năm. Người đến chợ chủ yến là dân các bản người Mông, Dao, Thái ở huyện Quan Sơn và người Lào sinh sống ở các cụm bản giáp biên.
Được hình thành từ khoảng năm 1990, ban đầu đây chỉ là một khu chợ nhỏ. Khi chợ được nâng cấp thành nơi buôn bán kiên cố, lượng người đến giao thương và du khách tham quan ngày càng đông.
Hầu hết người mua bán đều đi bộ hoặc xe máy, số ít khác dùng xe tải cỡ nhỏ chở hàng. Đường từ bản ra chợ xa xôi, có khi mất cả ngày nên từ nửa đêm, người dân đã bắt đầu gói ghém hàng hóa, hành lý cho vào gùi sau đó từng tốp 5-7 người rủ nhau băng rừng xuống núi để chuẩn bị buổi chợ sớm.
Chợ phiên Na Mèo thường họp từ khoảng 5h và kết thúc vào gần trưa.
Hầu hết người mua bán đều đi bộ hoặc xe máy, số ít khác dùng xe tải cỡ nhỏ chở hàng. Đường từ bản ra chợ xa xôi, có khi mất cả ngày nên từ nửa đêm, người dân đã bắt đầu gói ghém hàng hóa, hành lý cho vào gùi sau đó từng tốp 5-7 người rủ nhau băng rừng xuống núi để chuẩn bị buổi chợ sớm.
Chợ phiên Na Mèo thường họp từ khoảng 5h và kết thúc vào gần trưa.
Các mặt hàng được bày bán ở đây chủ yếu là các sản vật địa phương, được khai thác trên rừng hoặc tự nuôi trồng.
Trên tay chị Lơ, 38 tuổi ở cụm bản Nậm Xôi, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn, Lào, là mớ rêu được hái từ dưới con suối gần nhà. Số hàng bán không được bao nhiêu nhưng phiên chợ nào chị cũng mang đến.
Các mặt hàng được bày bán ở đây chủ yếu là các sản vật địa phương, được khai thác trên rừng hoặc tự nuôi trồng.
Trên tay chị Lơ, 38 tuổi ở cụm bản Nậm Xôi, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn, Lào, là mớ rêu được hái từ dưới con suối gần nhà. Số hàng bán không được bao nhiêu nhưng phiên chợ nào chị cũng mang đến.
Ngoài ngô nếp nương, lợn cắp nách, gà mông phổ biến, chợ còn có những món hàng đặc biệt và chỉ hợp với khẩu vị người bản địa như thịt chuột, chão chuộc, nòng nọc hay các loài côn trùng.
Ngoài ngô nếp nương, lợn cắp nách, gà mông phổ biến, chợ còn có những món hàng đặc biệt và chỉ hợp với khẩu vị người bản địa như thịt chuột, chão chuộc, nòng nọc hay các loài côn trùng.
Hai con dúi rừng được dân bản đánh bẫy đem ra chợ. Ở vùng biên giới này, phương thức tự cung, tự cấp vẫn còn đậm nét.
Hai con dúi rừng được dân bản đánh bẫy đem ra chợ. Ở vùng biên giới này, phương thức tự cung, tự cấp vẫn còn đậm nét.
Một con sóc bay nặng khoảng 300 g được bán ở chợ Na Mèo. "Đây là thành quả suốt đêm qua săn bắn trong rừng của chồng và con trai", chị Lơ nói, định giá món hàng 160.000 đồng.
Chị Lơ cho biết không đi chợ cuối tuần thường xuyên nhưng đến phiên chợ Tết là cả gia đình bỏ nương, rẫy xuống chợ mua sắm. "Hôm đó chúng tôi sẽ mua bằng được vải về may váy chơi xuân, mua thuốc lào cho chồng và mấy bộ quần áo mới cho các con", người phụ nữ nói.
Một con sóc bay nặng khoảng 300 g được bán ở chợ Na Mèo. "Đây là thành quả suốt đêm qua săn bắn trong rừng của chồng và con trai", chị Lơ nói, định giá món hàng 160.000 đồng.
Chị Lơ cho biết không đi chợ cuối tuần thường xuyên nhưng đến phiên chợ Tết là cả gia đình bỏ nương, rẫy xuống chợ mua sắm. "Hôm đó chúng tôi sẽ mua bằng được vải về may váy chơi xuân, mua thuốc lào cho chồng và mấy bộ quần áo mới cho các con", người phụ nữ nói.
Nhiều loại thảo quả như cọ, chuối, măng rừng cũng được bày bán. Trong ảnh là hạt mắc khẻn (hay mắc khén), gia vị độc đáo của người vùng cao xứ Thanh và một số tỉnh miền núi. Mắc khén thường dùng để nấu thịt trâu, bò hoặc chấm thịt gà luộc.
Nhiều loại thảo quả như cọ, chuối, măng rừng cũng được bày bán. Trong ảnh là hạt mắc khẻn (hay mắc khén), gia vị độc đáo của người vùng cao xứ Thanh và một số tỉnh miền núi. Mắc khén thường dùng để nấu thịt trâu, bò hoặc chấm thịt gà luộc.
Vải thổ cẩm là mặt hàng không thể thiếu ở khu chợ này.
Vải thổ cẩm là mặt hàng không thể thiếu ở khu chợ này.
Sau khi mang bán những món "cây nhà lá vườn", người dân đến chợ Na Mèo sẽ mua về những nhu yếu phẩm cần thiết cho gia đình như cá khô, muối hoặc xăng.
Sau khi mang bán những món "cây nhà lá vườn", người dân đến chợ Na Mèo sẽ mua về những nhu yếu phẩm cần thiết cho gia đình như cá khô, muối hoặc xăng.
Nhóm hàng công cụ lao động như dao, rựa, cuốc, thuổng của người Việt có chất lượng tốt nên được người Lào ưa thích, tìm mua.
Nhóm hàng công cụ lao động như dao, rựa, cuốc, thuổng của người Việt có chất lượng tốt nên được người Lào ưa thích, tìm mua.
Ở khu chợ này có thể lưu hành cùng lúc 4 loại tiền là Việt Nam đồng, kíp Lào, đôla Mỹ và đồng baht Thái. Dù bất đồng ngôn ngữ, ai cũng có thể mua cho mình món hàng ưng ý bằng cách ra hiệu ngón tay để phát giá sản phẩm. Ở chợ Na Mèo không có chuyện mặc cả giá, mua được hay không bà con cũng đều vui vẻ.
Ở khu chợ này có thể lưu hành cùng lúc 4 loại tiền là Việt Nam đồng, kíp Lào, đôla Mỹ và đồng baht Thái. Dù bất đồng ngôn ngữ, ai cũng có thể mua cho mình món hàng ưng ý bằng cách ra hiệu ngón tay để phát giá sản phẩm. Ở chợ Na Mèo không có chuyện mặc cả giá, mua được hay không bà con cũng đều vui vẻ.
Nhóm người Lào gùi hàng vừa mua được ở chợ về bên kia biên giới.
Đại diện chính quyền địa phương cho hay, chợ Na Mèo có vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt của nhân dân hai vùng biên giới Việt - Lào. Những dịp cuối năm, số người đến chợ buôn bán và du khách tham quan lên đến hàng nghìn. Mọi người đến đây ngoài trao đổi, mua bán nhu yếu phẩm còn giao lưu văn hóa, thắt chặt tình đoàn kết hai dân tộc.
Nhóm người Lào gùi hàng vừa mua được ở chợ về bên kia biên giới.
Đại diện chính quyền địa phương cho hay, chợ Na Mèo có vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt của nhân dân hai vùng biên giới Việt - Lào. Những dịp cuối năm, số người đến chợ buôn bán và du khách tham quan lên đến hàng nghìn. Mọi người đến đây ngoài trao đổi, mua bán nhu yếu phẩm còn giao lưu văn hóa, thắt chặt tình đoàn kết hai dân tộc.
Lê Hoàng
Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]