Mục Lục Nội Dung:
Phân biệt giá trần, giá sàn và giá tham chiếu
Market-cap.net – Trên bảng giá chứng khoán tại các sàn giao dịch, giá trần và giá sàn là hai chỉ số giá quan trọng bên cạnh giá tham chiếu mà nhà đầu tư cần nắm được. Tuy nhiên, không ít người mới chơi chứng khoán sẽ có sự nhầm lẫn giữa các thuật ngữ này.
Tham khảo thêm:
- 10 nguyên tắc của tổ chức thương mại công bằng (Fair trade) thế giới
- Vì sao chúng ta lại cần thương mại công bằng (Fair trade)?
- Pecking Order Theory là gì? Đánh giá ưu và nhược điểm của Pecking Order Theory
- Các thông số trong thống kê mô tả (Descriptive Statistics)
- Ý nghĩa của giá trị hiện tại ròng (Net Present Value – NPV)
- Điểm danh những Edtech startup thành công trên thế giới
- Đổi Rúp Nga sang tiền Việt Nam được tính như thế nào?
- Trader cần chú ý điều gì khi chọn sàn giao dịch để đầu tư?
- Giá trần là gì? Quy định về giá trần chứng khoán
Để nhà đầu tư dễ phân biệt, trên bảng giá thường quy định màu sắc cho các mức giá. Bảng giá ở sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, giá tham chiếu được hiển thị màu vàng, giá trần màu tím còn giá sàn sẽ là màu xanh da trời. Các mức giá tăng và giảm còn lại được hiển thị lần lượt là màu xanh lá cây và màu đỏ.
Giá sàn là gì?
Giá sàn chứng khoán là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch.
Công thức tính:
Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% – Biên độ dao động)
Ví dụ: Trên sàn HNX mã chứng khoán A có giá tham chiếu là 23.0 (23.000đ/cổ phiếu).
- Giá trần = 23.0 + (10% * 23.0) = 25.3
- Giá sàn = 23.0 – (10% * 23.0) = 20.7
Như vậy chúng ta chỉ được đặt lệnh giao dịch trong khoảng giá từ 20.700 – 25.300 đồng/cổ phiếu.
Giá tham chiếu là gì?
Được hiểu là giá đóng cửa (giá thực hiện của lần khớp lệnh cuối cùng) của ngày giao dịch trước đó. Mỗi sàn giao dịch sẽ có cách tính giá tham chiếu khác nhau. Cụ thể:
- Sàn giao dịch HOSE (Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM): Giá tham chiếu của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang giao dịch là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt).
- Sàn HNX: Giá tham chiếu được xác định bằng giá đóng cửa của ngày giao dịch liền kề trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt).
- Sàn UPCOM: Giá tham chiếu là bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt).
Sự khác biệt giữa giá trần và giá sàn trong chứng khoán
Bảng sau đây sẽ giúp các nhà đầu tư phân biệt sự khác nhau của Giá trần và Giá sàn:
Tiêu chí | Giá trần | Giá sàn |
Khái niệm | Giá trần là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. | Giá sàn chứng khoán là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. |
Công thức tính | Giá trần = Giá tham chiếu x (100% + biên độ dao động). | Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% – biên độ dao động). |
Quy định về màu sắc | Giá trần được thể hiện bằng màu tím trên bảng giá | Giá sàn được thể hiện bằng màu xanh da trời trên bảng giá |
Cách tính mức giá trần trong giao dịch chứng khoán chính xác nhất
Giá trần của chứng khoán được tính dựa trên giá tham chiếu và biên độ dao động của các sở giao dịch. Cách tính cụ thể như sau:
Giá trần = Giá tham chiếu x (1 + Biên độ giao động)
Trong đó:
Giá tham chiếu
Giá tham chiếu được hiểu là giá đóng cửa (giá thực hiện của lần khớp lệnh cuối cùng) trong ngày giao dịch trước đó. Mỗi sàn giao dịch sẽ có một cách tính giá tham chiếu khác nhau. Tùy theo nhà đầu tư đang giao dịch trên sàn nào thì hãy tham khảo giá của sàn đó. Đừng nhầm lẫn gây nên kết quả không chính xác.
Biên độ dao động
Biên độ giao động là thuật ngữ thể hiện số phần trăm của giá cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm trong một phiên giao dịch. Hiểu một cách đơn giản thì giá trần, giá sàn của 1 phiên giao dịch bằng giá tham chiếu cộng/ trừ biên độ giao động. Với mỗi một sàn sẽ có quy định biên độ giao động khác nhau, sàn HOSE là 7%, sàn HNX là 10% và UPCOM 15%.
Ví dụ: giá tham chiếu của cổ phiếu B trên sàn HOSE hôm nay là 30.000.000 VNĐ, biên độ giao động là 7% thì giá trần (+7%) sẽ là 32.100.000 VNĐ còn giá sàn (-7%) là 28.900.000 VNĐ.
Tại phiên giao dịch đầu tiên khi một cổ phiếu lên sàn, giá tham chiếu sẽ là giá tham lý thuyết. Giá này sẽ được công ty chứng khoán khuyến nghị dựa trên giá cổ phiếu của công ty cùng ngành đã niêm yết trước đó và được sự đồng ý của Sở giao dịch. Để hạn chế tình trạng giá tham chiếu lý thuyết không được xác đáng nên biên độ giao động cho lần niêm yết đầu tiên sẽ lớn hơn bình thường. Giá sàn HOSE là 20%, sàn HNX là 30% và UPCOM là 40%.
Để hiểu rõ hơn về cách tính giá trần của chứng khoán, bạn có thể theo dõi ví dụ sau:
Cổ phiếu BVH trên sàn HOSE có giá tham chiếu 79,0 (79.000 đồng / cổ phiếu). Biên độ giao dịch trên sàn HOSE là 7%. Áp dụng công thức, bạn sẽ tính được giá trần là: 79,0 * (1 + 7%) = 84,53 (84,530 đồng / cổ phiếu).
Nhà đầu tư có thể giao dịch lớn hơn mức giá 84,530 đồng/cổ phiếu.
Lưu ý: Đối với bảng giá chứng khoán sàn HOSE, giá trần của chứng khoán sẽ có một số điều chỉnh đối với những trường hợp đặc biệt như sau:
Trường hợp cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF có giá trần khi điều chỉnh biên độ dao động + 7% mà giá trần vẫn bằng giá tham chiếu thì được điều chỉnh:
Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu dự kiến + một đơn vị báo giá
Trường hợp giá trần của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF sau khi điều chỉnh theo cách trên bằng 0 (0) thì điều chỉnh như sau:
Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + một đơn giá niêm yết.