Mục Lục Nội Dung:
Market-cap.net – Khi đã quyết định tài trợ của doanh nghiệp thì cấu trúc vốn luôn được xem là một vấn đề được nhiều người quan tâm đến. Dù nó không còn quá mới mẻ nhưng vẫn luôn có một sức hút nhất định khiến cho nhiều người nghiên cứu cũng như lại tìm cách để có thể để áp dụng nó một cách tốt nhất. Một trong những lý thuyết về cấu trúc vốn được nhiều nhà tài trợ quan tâm đó chính là Pecking order theory.
Vậy Pecking order theory là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory) là gì?
Lý thuyết trật tự phân hạng thị trường (Pecking Order Theory) còn gọi là lý thuyết thứ tự tăng vốn. Lý thuyết này được nghiên cứu khởi đầu bởi Meyers và Majluf (1984). Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng các nhà quản lý ưu tiên tài trợ cho các cơ hội đầu tư bằng ba nguồn: đầu tiên là thông qua thu nhập giữ lại của công ty, tiếp theo là nợ và chọn tài trợ bằng vốn chủ sở hữu là phương án cuối cùng.
Tham khảo thêm:
- Các thông số trong thống kê mô tả (Descriptive Statistics)
- Ý nghĩa của giá trị hiện tại ròng (Net Present Value – NPV)
- Sự khác nhau giữa đầu tư và đầu cơ trong chứng khoán
- Đầu cơ là gì? Hoạt động đầu cơ thường diễn ra ở đâu?
Nội dung của Pecking order theory là gì?
Vào năm 1984 tao quá trình nghiên cứu thì Meyers và Majluf đã quyết định công bố lý thuyết trật tự phân hạng thị trường hay còn gọi là lý thuyết thứ tự tăng vốn.
Nội dung của lý thuyết trật tự phân hạng thị trường này xoay quanh hai giả thuyết lớn bao gồm:
1- Giữa các thông tin của nhà quản trị doanh nghiệp và nhà đầu tư bên ngoài sẽ tồn tại những vấn đề bất cân xứng.
2- Những hành động của các nhà quản trị doanh nghiệp này sẽ theo lợi ích tốt nhất đối với chủ sở hữu hiện hành của doanh nghiệp đó.
Với lý thuyết trật tự phân hạng thị trường này không giúp chúng ta đi tìm một cơ cấu tạo nên nguồn vốn tối ưu mà sẽ giúp chúng ta xác định được cái gì nên ưu tiên trong việc lựa chọn những nguồn vốn khi mình có ý định cũng như là quyết định tài trợ, đầu tư cho một vấn đề gì đó trong tài chính.
Khi hiểu được Pecking order theory là gì, có thể nhận thấy rằng thì các doanh nghiệp sẽ có sự lựa chọn tài trợ ưa thích của mình bằng nguồn vốn có từ bên trong hơn được từ bên ngoài nếu mà phải lựa chọn giữa nguồn vốn bên ngoài thì lúc này doanh nghiệp sẽ lựa chọn chọn theo một trật tự đúng đắn có như vậy mới đạt được mục đích thích cho sự gia tăng những cái chi phí một cách tối thiểu đối với những thông tin bất đối xứng.
Theo như lý thuyết thứ tự tăng vốn này thì ở các nhà đầu tư hoặc quản trị doanh nghiệp sẽ có hơn trong việc đầu tư ở bên ngoài nếu họ biết nắm bắt được thông tin về những rủi ro do sự triển vọng của doanh nghiệp cũng như giá trị mà doanh nghiệp đó đang sở hữu.
Những ưu điểm và hạn chế của thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory)
Myers và Majluf cho rằng không có một cấu trúc vốn tối ưu, việc huy động vốn sẽ theo một trật tự phân hạng nhất định. Thuyết không tập trung vào cơ cấu nguồn vốn tối ưu bởi lợi nhuận tái đầu tư đứng đầu trật tự phân hạng còn vốn cổ phần đứng cuối trật tự phân hạng. Nó tập trung vào các quyết định hiện hành.
Quyết định về cơ cấu nguồn vốn không dựa trên hệ số nợ mà dựa trên phân hạng thị trường. Dưới đây là những ưu điểm và hạn chế của lý thuyết này.
Ưu điểm
Thuyết trật tự phân hạng có những ưu điểm sau:
- Giải thích tại sao các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi nhiều thì thường vay ít hơn. Không phải vì họ có các tỷ lệ đòn bẩy mục tiêu thấp mà vì họ không cần nguồn tài trợ bên ngoài. Các doanh nghiệp có khả năng sinh lời ít hơn sẽ phát hành nhiều nợ vì họ không có nguồn vốn bên trong đủ cho đầu tư vốn và vì tài trợ nợ chỉ đứng sau lợi nhuận để lại trong trật tự phân hạng.
- Lý giải những hành động quản trị, các doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao với cơ hội đầu tư hạn chế sẽ cố gắng duy trì tỷ lệ nợ mục tiêu thấp trong khi các doanh nghiệp có cơ hội đầu tư lớn hơn nguồn nội bộ thì buộc phải tăng tỷ lệ nợ.
- Giúp dự báo các thay đổi trong tỷ lệ nợ của nhiều doanh nghiệp ở giai đoạn phát triển bão hòa. Tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp tăng khi các doanh nghiệp có thâm hụt tài chính và giảm khi có thặng dư tài chính.
Hạn chế
Bên cạnh đó, thuyết trật tự phân hạng cũng có hạn chế:
- Không giải thích được khác biệt trong tỷ lệ nợ giữa các ngành. Ví dụ, tỷ lệ nợ có xu hướng thấp trong các ngành công nghệ cao, tăng trưởng cao ngay cả khi nhu cầu vốn bên ngoài rất lớn.
- Không cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố như thuế, chi phí kiệt quệ tài chính, chi phí đại diện tới cấu trúc vốn.
- Không có mô hình lý thuyết để xác định cấu trúc vốn tối ưu.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về Pecking Order Theory là gì và những ưu điểm và nhược điểm của thuyết này. Chúc các bạn sẽ thành công!