ROE là gì?
Market-cap.net – ROE (Return On Equity) là tỷ suất lợi tức trên vốn chủ sở hữu. Như cái tên của nó, đây là một chỉ số đo lường khả năng sinh lời của một khoản đầu tư trên mỗi đồng vốn bỏ ra. Cũng có thể hiểu rằng chỉ số này đo lường khả năng sử dụng vốn hiệu quả của công ty.
ROE là một chỉ số quan trọng đối với các nhà đầu tư tiềm năng. Vì họ muốn xem công ty sẽ sử dụng tiền của họ để tạo ra lợi nhuận hiệu quả như thế nào. Tỷ lệ này thường được sử dụng để so sánh sức khỏe của một doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành và với thị trường rộng lớn hơn.
Công thức tính chỉ số ROE
Công thức:
ROE = Lợi nhuận sau thuế (Earnings) / Vốn chủ sở hữu (Equity) * 100%
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế: là lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường.
- Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp.
Bạn sẽ thấy 2 mục trên ở báo cáo tài chính, Lợi nhuận sau thuế nằm ở bảng kết quả hoạt động kinh doanh, còn Vốn chủ sở hữu nằm ở bảng cân đối kế toán.
Ý nghĩa của chỉ số ROE
Chỉ số ROE thể hiện 1 đống vốn chủ mà doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ hoạt động thu về bao nhiêu lợi nhuận. ROE càng cao càng thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Tham khảo thêm:
- Chỉ số ROA là gì? Bao nhiêu là tốt nhất?
- 10 nguyên tắc của tổ chức thương mại công bằng (Fair trade) thế giới
- Vì sao chúng ta lại cần thương mại công bằng (Fair trade)?
- Pecking Order Theory là gì? Đánh giá ưu và nhược điểm của Pecking Order Theory
- Các thông số trong thống kê mô tả (Descriptive Statistics)
- Ý nghĩa của giá trị hiện tại ròng (Net Present Value – NPV)
- Điểm danh những Edtech startup thành công trên thế giới
- Đổi Rúp Nga sang tiền Việt Nam được tính như thế nào?
- Trader cần chú ý điều gì khi chọn sàn giao dịch để đầu tư?
- Giá trần là gì? Quy định về giá trần chứng khoán
- Phân biệt giá trần, giá sàn và giá tham chiếu như thế nào?
Lưu ý: ROA và ROE tính theo tỷ lệ %. Các biến số trong cách tính ROA, ROE được lấy từ các bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đáng chú ý, các cổ phiếu để được niêm yết trên sàn HOSE và HNX phải đáp ứng tỷ lệ ROE ít nhất 5% trong năm gần nhất.
Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?
Với 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Một doanh nghiệp có chỉ số ROE ổn định ở mức cao, có thể được xem như một dấu hiệu cho thấy vốn được sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên, để có thể kết luận chỉ số này cao hay thấp, bao nhiêu là hợp lý (tốt hay xấu), bạn cần phải phân tích sâu hơn.
Một trong những tiêu chí đánh giá công ty có đủ năng lực tài chính theo chuẩn quốc tế, thì chỉ số ROE phải đạt mức tối thiểu 15%. Tuy nhiên, chúng ta không nên chỉ xét một năm riêng lẻ mà nên là nhiều năm, ít nhất là 3 năm. Theo cá nhân người viết, nếu doanh nghiệp duy trì được ROE >=20% và kéo dài ít nhất 3 năm, thì mới thuyết phục rằng nó có vị trí trên thương trường.
Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến yếu tố động của ROE, tức là ROE có xu hướng tăng hay giảm, tuy nhiên bạn không nên nhìn vào xu hướng tăng giảm một cách vô hồn, mà còn nhìn vào yếu tố tác động đến ROE để phân tích, Chỉ số ROE được tạo nên từ tích của 3 yếu tố:
ROE = lợi nhuận biên X vòng quay tài sản X đòn bẩy tài chính
Chính sự phân tích 3 yếu tố tạo nên chỉ số ROE, nhà đầu tư sẽ hiểu được lý do và tìm ra được những cổ phiếu tăng trưởng ổn định.
Khi ROE tăng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn so với trước đây, khi đó nhà đầu tư cũng sẽ thường dự đoán ROE những năm tiếp theo sẽ cao hơn ROE hiện tại, và đánh giá cổ phiếu khả quan hơn.
Ngược lại khi chỉ số ROE giảm thì nhà đầu tư sẽ đánh giá thấp cổ phiếu hơn. Chỉ số ROE của 1 doanh nghiệp là cao hay thấp sẽ phụ thuộc tương đối (relative) vào mức độ trung bình của ngành nghề mà doanh nghiệp đó đang hoạt động.
Chẳng hạn, với ngành mang tính phòng thủ cao như ngành Hàng tiêu dùng sẽ có chỉ số ROE thông thường sẽ ở mức 15.4%. Hay với với ngành Công nghệ thông tin, có quy mô tài sản tương đối nhỏ so với doanh thu thì chỉ số ROE trung bình vào khoảng 22% hoặc lớn hơn.
Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE
Chúng tôi có công thức sau để tính toán đòn bẩy tài chính:
Đòn bẩy tài chính = Tài sản / Vốn chủ sở hữu = ROE / ROA
Do đó, có thể thấy ROA và ROE có mối quan hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Để chỉ ra mối tương quan giữa ROA và ROE, chúng tôi dựa vào mô hình phân tích Dupont.
ROE = ROA * Đòn bẩy tài chính = ROA * Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu = ROA * (1 + Tổng nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu)
Lưu ý: Tổng tài sản = Tổng vốn chủ sở hữu hoặc (Tổng nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu)
Ngoài ra, hệ số có thể được triển khai thêm để xem ROE được tính toán dựa trên các hệ số về tỷ suất lợi nhuận ròng, hiệu quả sử dụng tài sản, đòn bẩy tài chính.
ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu) * (Doanh thu / Tổng tài sản) * (Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu)
Như vậy, sự thay đổi của ROE được quyết định bởi nhiều yếu tố về khả năng sinh lời từ doanh thu (khả năng kiểm soát chi phí, thuế suất, lãi vay …), khả năng sử dụng tài sản (khả năng tạo thu nhập từ việc sử dụng vốn để tài trợ cho tài sản trong sản xuất kinh doanh) hoặc tỷ lệ sử dụng nợ vay.
Những lưu ý về chỉ số ROA
Như đã chia sẻ ở trên, chỉ số ROA trong các lĩnh vực kinh doanh là khác nhau. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán thì con số ROA phải được tính chính xác. Điều này đồng nghĩa với việc các chỉ số tài chính riêng lẻ cũng được tính chính xác và không được phép thần thành hóa. Tất cả mọi chỉ số trong tài chính, chứng khoán đều có thể phản tài chính. Nếu các chủ đầu tư muốn đưa ra quyết định chính xác thì cần tích lũy cho mình những kiến thức chính xác. Đây là con đường quyết định đến thắng lợi cuối cùng.
Kết luận
Đây là hai chỉ số quan trọng đối với việc nhận định sử phát triển của một công ty, doanh nghiệp. Tôi tin rằng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về chỉ số ROA, ROE cũng như cách tính hai chỉ số này một cách chuẩn xác nhất. Từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn hơn trong đầu tư.
Đánh giá bài viết
/ 5. Lượt đánh giá: