Mục Lục Nội Dung:
Market cap – Mô hình 3 đỉnh hoặc còn được gọi là loại mô hình Triple Top, đây là một trong những loại mô hình giá rất phổ biến hiện nay, được nhiều trader sử dụng để nhằm phán đoán được sự đảo chiều về giảm giá. Tuy nhiên về bản chất thực sự của loại mô hình 3 đỉnh này là gì, và cách áp dụng nó trong giao dịch như thế nào cho chính xác thì không phải ai cũng có thể biết được.
Vậy Mô hình giá Ba đỉnh (Triple Top) là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Mô hình giá Ba đỉnh (Triple Top) là gì?
Như đã đề cập ở trên, mô hình 3 đỉnh (Triple Top) là mô hình giá forex dự báo đảo chiều sau khi thị trường có một xu hướng tăng trước đó. Mô hình này được hình thành từ 3 đỉnh giá có hình dáng giống như 3 ngọn núi liền nhau. Các đỉnh cao gần bằng nhau và xen kẽ giữa các đỉnh có 2 đáy tạm thời.
Mô hình 3 đỉnh thường hình thành trong khoảng 3 đến 6 tháng. Trước khi xuất hiện đỉnh thứ ba, mẫu hình này trông giống với mô hình 2 đỉnh. Vì vậy, có thể nói, mô hình ba đỉnh là tiếp nối của mô hình hai đỉnh nên tín hiệu phát ra sẽ mạnh mẽ hơn so với mô hình 2 đỉnh, thậm chí chỉ đứng sau mô hình vai đầu vai.
Đặc điểm của mô hình giá 3 đỉnh
Mô hình này được coi là biến thể của mô hình 2 đỉnh, do sau khi tạo đỉnh thứ nhất, đỉnh thứ hai (tương tự mô hình 2 đỉnh), nhưng giá không thể phá vỡ đường viền cổ nên đã tiếp tục đi lên để tạo đỉnh thứ ba.
Nếu lúc này đỉnh thứ ba được hình thành có chiều cao ngang bằng với đỉnh 1 và đỉnh 2 thì xác suất cao là mô hình 3 đỉnh được hình thành.
Cũng giống với mẫu hình 2 đỉnh, mô hình 3 đỉnh có cấu tạo đơn giản bao gồm:
- 3 đỉnh
- Đường viền cổ – Neckline
- Xu hướng tăng trước đó
Khi mô hình xuất hiện ở cuối xu hướng tăng, điều này cho thấy phe mua đã giảm áp lực, bằng việc tạo đỉnh 1, tạo tới đỉnh 2 nhưng không thể phá vỡ đường viền cổ nên tạm thời áp lực 2 phe đang cân bằng nhau.
Như vậy, bạn có thể thấy khi phe bán đẩy giá xuống thì phe mua đã tiếp tục đẩy giá lên để tạo đỉnh thứ ba. Đây có thể được coi là giai đoạn tích lũy. Trong trường hợp này, mô hình 3 đỉnh xuất hiện ở cuối xu hướng tăng, nên có thể cho rằng phe bán đang tìm cách áp đảo phe mua. Sau khi phá vỡ đường viền cổ thì giá bắt đầu tạo các đáy thấp hơn – giai đoạn chuyển từ tăng sang giảm được hình thành.
Ý nghĩa của mô hình giá 3 đỉnh (Triple Top)
Giống như hầu hết các mô hình giá trong phân tích kỹ thuật khác, ý nghĩa đằng sau mô hình giá 3 đỉnh chính là nó mô tả hành động của người mua và người bán trên thị trường:
# Đỉnh 1: Thị trường đang trong giai đoạn tăng giá, áp lực mua lớn, đẩy giá cao lên, tạo đỉnh 1.
# Đỉnh 2: Khi giá đạt được mức cao (đỉnh 1), nhiều người bắt đầu muốn chốt lời nên áp lực bán đã xuất hiện, khiến cho giá không thể tăng cao hơn nữa.
Sau đó, vì lực bán nhiều nên giá đã giảm xuống ngưỡng hỗ trợ (đáy 1). Lúc này lực mua lại xuất hiện đẩy giá lên cao, nhưng vẫn không thể bứt phá được, và giá lại quay đầu đi xuống (tại đáy 2).
# Đỉnh 3: Tương tự như đỉnh 2, giá lại cố bứt phá cao hơn nhưng lại thất bại. Một số trader sau nhiều lần nhìn thấy giá không thể bứt phá khỏi ngưỡng kháng cự nên suy đoán rằng thị trường đã đạt đỉnh, vì vậy họ quyết định bán ra thu lợi nhuận, khiến giá giảm sâu.
Các thành phần chính của mô hình 3 đỉnh
- Xu hướng: Xu hướng tăng giá, theo thời gian thì xu hướng này yếu dần và giá dao động sideway kéo dài qua nhiều tháng.
- 3 đỉnh: 3 phần đỉnh cao gần bằng nhau và có những bước ngoặt quan trọng.
- Khối lượng giao dịch: Khi mô hình 3 đỉnh phát triển thì các mức khối lượng giao dịch giảm dần. Đôi khi khối lượng giao dịch tăng gần khu vực các đỉnh. Sau đỉnh thứ 3 thì sự mở rộng khối lượng giao dịch ở đợt giảm giá sau đó và ở điểm phá vỡ vùng hỗ trợ thường tăng cường sức mạnh của mô hình này.
- Phá vỡ vùng hỗ trợ: Mô hình 3 đỉnh vẫn chưa hoàn thành cho đến khi xuất hiện sự phá vỡ vùng hỗ trợ sau đỉnh thứ 3. Điểm giá thấp nhất trong 2 phần đáy thung lũng (valley) giữa 3 đỉnh đánh dấu mức hỗ trợ quan trọng.
- Vùng kháng cự thành vùng hỗ trợ: Vùng hỗ trợ bị phá vỡ sẽ trở thành vùng kháng cự tiềm năng và đôi khi giá sẽ test lại vùng kháng cự mới hình thành này bằng một đợt tăng giá phản ứng sau đó.
- Mục tiêu giá: Lấy khoảng cách từ điểm phá vỡ hỗ trợ (breakout) đến điểm cao nhất của 3 đỉnh rồi trừ cho mức giá tại điểm phá vỡ sẽ cho ra mục tiêu giá. Mô hình này phát triển càng dài thì sự bức phá đi xuống sau điểm phá vỡ càng đáng kể.
Giao dịch với mô hình 3 đỉnh như thế nào?
Để đảm bảo có lợi nhuận, nhà giao dịch nên đợi đến khi mô hình 3 đỉnh được hoàn thiện. Sau đó, bạn có thể sử dụng chiến lược giao dịch sau:
Cách 1: Vào lệnh ngay khi giá phá vỡ đường Neckline – tức là mô hình 3 đỉnh chính thức được hoàn thiện.
- Ngay khi giá quay đầu đi xuống và phá vỡ đường viền cổ, bạn có thể vào lệnh SELL ngay. Với những nhà giao dịch không có thời gian ngồi canh biểu đồ, bạn có thể sử dụng lệnh Pending Sell Stop để giao dịch. Do đó lệnh sẽ tự động được khớp khi giá giảm chạm điểm phá vỡ.
- Lệnh Stop Loss đặt ở đỉnh thứ ba, bạn có thể đặt vượt quá bóng nến một chút để tránh hiện tượng bị săn Stop Loss.
- Lệnh Take Profit đặt dưới ngưỡng hỗ trợ một đoạn chính bằng khoảng cách từ đáy đến đỉnh của mô hình.
Cách 2: Vào lệnh sau khi giá phá vỡ và quay lại retest đường Neckline
– Khi giá phá vỡ đường Neckline thì ngưỡng hỗ trợ này trở thành ngưỡng kháng cự. Giá có khả năng quay lại retest đường này rồi sau đó mới tiếp tục giảm. Điểm Entry trong trường hợp này là điểm khi giá quay lại retest đường viền cổ.
– Lệnh Stop Loss và Take Profit có thể được đặt như hình minh họa dưới đây:
Tham khảo thêm:
- Cách đọc biểu đồ nến Nhật trong Forex hiệu quả
- Cách sử dụng chỉ báo Ichimoku nâng cao
- Mây Ichimoku – Các thành phần của chỉ báo Ichimoku
KẾT LUẬN
Trên đây là những thông tin về mô hình giá 3 đỉnh và cách giao dịch với loại mô hình này dành cho các bạn trader mới tham gia vào thị trường này nhé!