Mục Lục Nội Dung:
Một chỉ báo thường sẽ xác định được xu hướng mạnh mẽ nhưng cũng thường sẽ gây ra nhiều tranh cãi bởi giao diện khá phức tạp của nó. Chỉ báo này thường sẽ được hình thành để trở thành một chỉ báo hoàn toàn độc lập hiển thị một xu hướng hiện tại. Khác với vẻ bên ngoài phức tạp, bản chất chỉ báo này sẽ đơn giản hơn nhiều. Chỉ báo được nhắc tới ở đây đó chính là Ichimoku.
Vậy mây Ichimoku là gì? Hãy cùng market-cap.net chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!
Mây Ichimoku là gì?
Chỉ báo mây Ichimoku (Ichimoku indicator) tên đầy đủ là Ichimoku Kinko Hyo hay mây ichimoku là một chỉ báo kỹ thuật. Sở dĩ nó được gọi là mây ichimoku bởi nó có hình dạng giống như hình đám mây. Chỉ báo này cho thấy các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự cũng như động lượng và xu hướng.
Nó có thể thực hiện điều này bằng cách tính các giá trị trung bình và vẽ chúng trên biểu đồ. Ngoài ra, nó cũng sử dụng các dữ liệu này để tính toán một “đám mây” dự đoán nơi giá có thể tìm được ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong tương lai. Chính bởi tính đa dạng này nên Ichimoku cloud được coi là một hệ thống giao dịch khá hoàn chỉnh.
Ichimoku được phát triển bởi Goichi Hosoda, một nhà báo người Nhật cùng một nhóm cộng sự từ năm 1935. Nhưng mãi tới những năm 1960 ông mới công bố chỉ báo này với công chúng bằng cách đưa vào sách và phát hành nó ra thị trường.
Các thành phần của chỉ báo Ichimoku là gì?
Tham khảo thêm:
- Làm sao để biết đó là một sách trắng (WhitePaper) chất lượng?
- Sách trắng (Whitepaper) là gì? Tầm ảnh hưởng của sách trắng
Ichimoku nhìn tổng thể giống như một đám mây. Nếu các chỉ báo indicator khác chỉ có một đường hoặc một khu vực nhất định thì Ichimoku lại có đến 5 đường đóng vai trò và ý nghĩa khác nhau:
- Đường Tenkan-sen: hay còn được gọi là đường chuyển đổi, được tính bằng cách cộng mức cao nhất và thấp nhất trong 9 phiên rồi chia tất cả cho 2. Từ đường này người ta dễ dàng tìm ra mức hỗ trợ và kháng cự, cũng như tín hiệu cho sự đảo chiều.
- Đường Kijun-sen: hay còn gọi là đường cơ sở, được tính bằng cách cộng mức cao nhất và mức thấp nhất trong 26 phiên và chia kết quả cho hai. Đường này đại diện cho mức hỗ trợ và kháng cự chính, xác nhận sự thay đổi xu hướng và có thể được sử dụng làm điểm cắt lỗ.
- Đường Senkou Span A: Khoảng senkou A, hoặc khoảng trước A, được tính bằng cách cộng tenkan-sen và kijun-sen, chia kết quả cho hai. Đường này thông thường được vẽ về phía trước 26 phiên. Đường này tạo thành một cạnh của kumo hoặc đám mây – được sử dụng để xác định các khu vực hỗ trợ và kháng cự trong tương lai.
- Đường Senkou Span B: Khoảng senkou B, hoặc nhịp dẫn đầu B, được tính bằng cách cộng mức cao nhất và mức thấp nhất trong 52 phiên rồi chia cho hai. Đường này cũng được vẽ về phía trước 26 phiên. Đường Senkou Span B tạo thành cạnh khác của kumo được sử dụng để xác định các khu vực hỗ trợ và kháng cự trong tương lai.
- Đường Chikou Span: Khoảng chikou, hoặc khoảng thời gian trễ, là giá đóng cửa của giai đoạn hiện tại được vẽ lùi về 26 phiên. Đường này được sử dụng để hiển thị các khu vực hỗ trợ và kháng cự có thể có.
Ý nghĩa của Ichimoku là gì?
Đầu tiên hãy nói về ý nghĩa của cái tên Ichimoku Kinko Hyo, theo tiếng Nhật (Kanji):
- Ichimoku có nghĩa là Trong nháy mắt hay Một cái nhìn thoáng qua
- Kinko là Cân bằng
- Hyo là Biểu đồ.
Vì vậy chúng ta có thể hiểu ý nghĩa tổng thể của cái tên này là Sự cân bằng của biểu đồ trong nháy mắt hoặc Một cái nhìn thoáng qua về sự cân bằng của biểu đồ.
Chỉ với ý nghĩa của cái tên thôi cũng giúp chúng ta phần nào hình dung ra bản chất của chỉ báo Ichimoku là gì.
Ichimoku Kinko Hyo là một hệ thống nhận dạng xu hướng dựa trên đường trung bình động (Moving Average). Biểu đồ sử dụng Ichimoku chứa nhiều dữ liệu hơn so với một biểu đồ thông thường, chính vì thế nó giúp chúng ta nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh hơn về hành động giá.
Chỉ báo Ichimoku là một quá trình nghiên cứu vô cùng kỳ công và được sự hỗ trợ của rất nhiều con người: Hosoda đã dành đến 4,5 năm trời cùng với sự tính toán của hơn 2000 sinh viên chỉ để cho ra một chỉ báo toàn tập với những con số cơ bản và cực kỳ quan trọng là 9; 17; 26 mà chúng ta vẫn thường dùng trong chỉ báo Ichimoku ngày nay.
Những con số trong chỉ báo Ichimoku có ý nghĩa về cả Không gian & thời gian, về Dao động sóng và Đo lường giá trị. Để nói chi tiết về những con số này, e là sẽ phải cần thêm rất nhiều chữ và nhiều thời gian hơn nữa.
Hosoda đã tạo ra chỉ báo Ichimoku là một công cụ toàn tập có thể hoạt động như một hệ thống giao dịch độc lập hiệu quả nhất,
Có thể nói Ichimoku là chỉ báo “tất cả trong một” toàn diện nhất trong số rất nhiều chỉ báo được biết đến hiện nay, nó chứa đựng tất cả những gì mà một trader muốn có ở một Indicator.
Đối với những chỉ báo nổi tiếng như Moving Average hay Bollinger Bands, thông thường chúng ta sẽ cần phải kết hợp chúng với những công cụ hỗ trợ khác để xây dựng nên một hệ thống giao dịch đạt được hiệu quả tốt nhất, nhưng với Ichimoku điều đó gần như không cần thiết.
Đây là một chỉ báo gồm nhiều thành phần, trong đó bao gồm các thành phần có vai trò xác định xu hướng, mức hỗ trợ/kháng cự và các điểm vào lệnh/thoát lệnh một cách cụ thể.
Chính những điều đó khiến Ichimoku có thể hoạt động như một hệ thống giao dịch độc lập và cũng là điều khiến Ichimoku trở nên khác biệt so với những chỉ báo khác.
KẾT LUẬN
Ban đầu, trông thì có vẻ chỉ báo này phức tạp, nhưng nếu như các bạn biết cách áp dụng, chúng ta có thể có được một cái nhìn về các mức hỗ trợ kháng cự, sự giao nhau ở giữa các đường, dao động và chỉ báo xu hướng của tất cả chỉ trong một chỉ báo.