Market-cap.net – Chắc hẳn ai cũng từng nghe ít nhất một lần đến cụm từ khái niệm giải ngân, đặc biệt ở hầu hết các quảng cáo cho vay tiền online trên mạng internet.
Vậy bạn đã biết giải ngân là gì chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Giải ngân là gì?
Giải ngân là hình thức mà ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện chi trả một khoản thanh toán cho khách hàng dựa theo hợp đồng đã ký kết của 2 bên. Việc giải ngân sẽ diễn ra ngay sau khi hợp đồng, hồ sơ hoàn thiện, khi mà khách hàng đã thực hiện đủ các thủ tục vay và được chấp nhận vay vốn.
Tham khảo thêm:
Tùy theo thỏa thuận của 2 bên mà việc giải ngân này sẽ được chia thành một lần hay nhiều lần. Việc trao và nhận giải ngân có thể thực hiện dưới các hình thức như thẻ tín dụng, tiền mặt, séc…
Giải ngân theo cách hiểu cho vay
Trước tiên chúng ta sẽ xem giải ngân là gì theo cách hiểu cho vay. Cách hiểu giải ngân theo nghĩa cho vay là cách hiểu thông thường và phổ biến nhất.
Ta sẽ tách từng từ ra để giải thích nghĩa của nó. Ngân ở đây là ngân hàng, là tiền. Giải ở đây theo nghĩa Hán Việt là chi. Giải ngân tức cho chi tiền đưa tiền, cho vay tiền. Theo đó đơn vị cho vay có thể là quỹ tín dụng, ngân hàng, các tổ chức cho vay.
Giải ngân hiểu theo những nghĩa khác
Để hiểu được giải ngân theo những nghĩa khác, bạn cần mở rộng suy nghĩ của bạn ra. Đừng khoanh vùng vấn đề giải ngân bó hẹp trong phạm vi cho vay tiền nữa. Bởi nó còn được hiểu là hoạt động chi tiền. Chi tiền không nhất thiết là cho vay tiền mà còn có thể hiểu là đưa tiền, trả tiền.
Khi đã nghĩ ra được khía cạnh này, bạn có thể định nghĩa giải ngân theo nhiều cách hiểu hơn.
Chẳng hạn như, giải ngân là hoạt động mà phòng kế toán của các công ty rải vốn công ty cho các phòng ban để chạy dự án. Và tất nhiên là hoạt động này cần được chỉ đạo bởi cấp trên chứ không phải tự túc nhé.
Hay như việc trường học dùng tiền trong ngân sách trường để trao học bổng, hỗ trợ mua đồ dùng dụng cụ dạy học,… cũng được gọi là giải ngân.
Giải ngân còn là gì nữa? Giải ngân còn được hiểu theo khía cạnh là giải ngân đi vay. Tức là để thực hiện hoạt động này bạn cần làm một thẻ tín dụng “trả sau”có hạn mức là 15 triệu chẳng hạn. Lúc này bạn có thể rút tiền và tiêu pha thoải mái trong 15 triệu cho phép. Tuy nhiên đến kỳ hạn bạn cần phải trả lại số tiền đã tiêu. Nếu không trả được bạn sẽ bị phạt. Điều này lại liên quan đến một thuật ngữ mang tên “đáo hạn” mà chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở phần sau.
Các hình thức giải ngân hiện nay
Sau khi đã tìm hiểu giải ngân trong ngân hàng là gì thì hãy cùng xem có những hình thức giải ngân như thế nào nhé. Tùy theo mục đích vay vốn của mỗi khách hàng mà giải ngân sẽ được phân ra thành các hình thức như sau:
- Giải ngân bằng chuyển khoản: Ngân hàng sẽ chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng mà khách hàng cung cấp.
- Giải ngân bằng tiền mặt: Sau khi thủ tục được chấp nhận thì khách hàng sẽ đến ngân hàng để nhận tiền mặt.
- Giải ngân một lần: Để phục vụ cho các nhu cầu cần thiết của khách hàng như mua nhà, mua ôtô, đầu tư….
- Giải ngân theo từng kỳ: Ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân theo từng đợt mà khách hàng đã đăng ký.
Ngoài ra, người ta còn phân hình thức giải ngân ra 2 loại chính sau:
Giải ngân phong tỏa: Với hình thức này thì khách hàng đã được giải ngân tiền về tài khoản nhưng không thể rút tiền ra. Bởi khoản tiền này đã được khóa tạm thời, khi nào khách hoàn thành việc mua bán tài sản, hàng hóa hoặc hoàn tất quá trình sang tên tài sản thì số tiền này sẽ được chuyển trực tiếp sang bên cửa hàng hoặc công ty mua.
Giải ngân không phong tỏa: Sau khi ngân hàng giải ngân tiền về tài khoản khách hàng thì khách hàng có thể rút ra để sử dụng hoặc chuyển sang cho bên thứ 3. Hình thức này có độ rủi ro cao nên thường chỉ áp dụng đối với những khoản vay có giá trị nhỏ.
Hồ sơ, thủ tục giải ngân người vay cần chuẩn bị
Để quá trình vay vốn diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, khách hàng nên chuẩn bị sẵn một bộ hồ sơ với đầy đủ các loại giấy tờ bao gồm:
Giấy tờ chứng minh nhân thân
- CMND/Thẻ CCCD còn hiệu lực.
- Sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú dài hạn (KT3).
- Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận độc thân.
Giấy tờ chứng minh tài chính
- Hợp đồng lao động đang còn thời hạn, bảng lương, sao kê lương.
- Đối với doanh nghiệp thì cần giấy đăng ký kinh doanh, hóa đơn sổ bán hàng.
- Đối với nguồn từ cho thuê tài sản cần giấy tờ chứng minh thu nhập từ nguồn cho thuê.
Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn
- Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn như hợp đồng mua bán, giấy thông báo nộp tiền, giấy đặt cọc (đối với mục đích mua sắm)
- Bản dự toán xây sửa, dự toán chi phí (đối với mục đích xây sửa)
- Giấy phép kinh doanh, báo cáo tài chính, nhu cầu vốn trong tương lai (đối với mục đích kinh doanh)…
Giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo
- Sổ hồng, sổ đỏ hay giấy phép đăng ký xe nếu tài sản là ô tô…
- Cung cấp thêm giấy tờ cá nhân nếu tài sản của bên thứ 3 bảo lãnh…
Những lưu ý khi làm thủ tục giải ngân
Khi làm thủ tục giải ngân, khách hàng cần chú ý một số điều sau đây:
- Để quy trình giải ngân diễn ra nhanh chóng thì nên cung cấp thông tin một cách đầy đủ và trung thực.
- Khi ngân hàng yêu cầu làm thủ tục giải ngân thì hãy cố gắng sắp xếp thời gian để làm theo yêu cầu, đảm bảo quá trình giải ngân nhanh và thuận tiện hơn.
- Đọc kỹ điều kiện giải ngân, thông báo cho vay, hợp đồng tín dụng… để nắm rõ được những khoản chi phí mà bạn sẽ phải trả trong quá trình vay vốn. Nếu có thắc mắc gì thì hãy hỏi ngay ngân hàng trước khi đặt bút ký.
- Nếu như bạn thấy các điều khoản không hợp lý và có phần bất lợi thì bạn có thể từ chối ký hợp đồng tín dụng và không thực hiện việc vay vốn ngân hàng nữa.
- Nên tìm hiểu kỹ trước về nghĩa vụ và quyền lợi vay vốn ngân hàng mà bạn định vay để chọn ngân hàng phù hợp, tránh bị lỡ kế hoạch sau này.
Kết luận
Hy vọng với những thông tin trên đây về Giải ngân là gì, và thủ tục giải ngân sẽ như thế nào. Chúc các bạn sẽ thành công!