Mục Lục Nội Dung:
Có thể nói rằng, kỹ năng đọc biểu đồ nến Nhật được xem là một việc quan trọng, mà hầu hết mọi trader sẽ cần phải có khi bắt đầu tham gia giao dịch trên sàn Forex uy tín. Việc bạn có thể đọc biểu đồ nến nhằm mục đích có thể tìm ra điểm mua và bán hợp lý nhất, làm tăng tỷ lệ thắng cho lệnh. Đối với hầu hết các trader đã có kinh nghiệm thì việc đọc biểu đồ nến sẽ khá dễ dàng hơn, nhưng đối với những trader mới bắt đầu lại là một việc rất là khó khăn. Tuy nhiên, về kỹ năng và cách đọc biểu đồ nến nhật sẽ có thể học và luyện tập theo thời gian được.
Vậy Cách đọc biểu đồ nến Nhật trong Forex như thế nào để hiệu quả? Hãy cùng market-cap.net chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Phân tích biểu đồ nến Nhật như thế nào là hợp lý?
Nến búa Nhật là mô hình, là loại biểu đồ xác định được diễn biến về giá các tài sản hay giá các hàng hoá trên thị trường giao dịch Forex. Ra đời vào thế kỷ 18 được một nhà thương nhân người Nhật phát minh ra.
Trên biểu đồ nến Nhật các Trader sẽ xác định được xu hướng giá cao hay thấp, biết được giá mở và đóng cửa trong mỗi lần tham gia giao dịch. Vậy cùng tìm hiểu về đặc điểm của biểu đồ nến Nhật:
- Thân nến: Là khoảng cách giữa giá mở và giá đóng cửa
- Bóng nến trên: Nằm ngoài phần phía bên trên của thân nến.
- Bóng nến dưới: Khác với bóng nến trên, bóng nến dưới nằm ngoài phần phía bên dưới của thân nến.
Hình dạng nến sẽ thay đổi dựa trên sự thay đổi về giá cao và thấp, thời điểm đóng cửa và mở cửa trong ngày.
Màu sắc về thân nến sẽ được mặc định như trong quá trình giao dịch màu sắc cũng có thể thay đổi tùy theo sở thích của từng người tiện dễ dàng quan sát hơn.
Mỗi cây nến sẽ không có khả năng xác định giá trong tương vì nó chỉ biểu hiện giá ở hiện tại nhưng nếu bạn biết cách phân tích thì mọi chuyện sẽ khác.
Nếu như độ dài thân nến càng lớn thì chứng tỏ lực mua và bán càng trở nên mạnh hơn. Nếu bên mua chiếm được ưu thế thì màu thân nến sẽ xanh suốt giao dịch và ngược lại bên bán thì thân nến sẽ có màu đỏ dài.
Bóng nến trên dài sẽ chứng tỏ bên mua đang đẩy giá cao lên rơi vào đúng lúc thị trường đang tăng giá và ngược lại, càng dài thì bên bán mạnh. Bóng dưới nến nếu như rơi vào lúc thị trường đang giảm giá thì bóng nến càng dài thì bên mua càng tăng mạnh.
Để sử dụng thành thạo biểu đồ nến Nhật các Trader cần quan tâm những khái niệm sau:
- Giá mở cửa: Mức giá người đầu tiên thực hiện giao dịch.
- Giá đóng cửa: Mức giá của giao dịch cuối cùng.
- Giá cao nhất: Là mức giá cao nhất trong tất cả các giao dịch mà bạn đã thực hiện.
- Giá thấp nhất: Là mức giá thấp nhất trong tất cả các giao dịch mà bạn thực hiện.
3 bước cơ bản giúp bạn đọc biểu đồ nến Nhật đơn giản nhất
Bước 1: Xác định xu hướng (Trend)
Để xác định được xu hướng 1 cách đơn giản, bạn có thể áp dụng một số phương thức như:
- Sử dụng đường EMA
- Lý thuyết Dow
- Áp dụng đường trendline
- Sử dụng kênh giá
Sử dụng Lý thuyết Dow để xác định xu hướng thị trường
Lý thuyết Dow là một nền tảng phân tích kỹ thuật mà tôi nghĩ mỗi trader đều nên nắm vững.
Theo lý thuyết này thị trường sẽ chia làm 3 xu thế chính:
- Xu thế cấp 1 hay xu thế chính
- Xu thế cấp 2 hay xu thế phụ
- Thứ 3 là xu thế nhỏ hay xu thế đi ngang
Trong giao dịch, trader sẽ chỉ phân tích xu thế cấp 1 và xu thế cấp 2, bởi xu thế đi ngang cũng được tính vào xu thế cấp 2. Hơn nữa, trong trường hợp thị trường có hướng di chuyển theo xu thế đi ngang thì tốt nhất bạn nên đợi khi có xu thế cụ thể rồi hẵng tiếp tục giao dịch.
Bạn nên tập trung vào phân tích và giao dịch theo xu thế cấp 1 hay xu thế chính. Xu thế này có thể tăng mà cũng có thể giảm.
Trường hợp xu thế cấp 1 tăng thì giá sẽ liên tiếp phá vỡ được các đỉnh cũ và đáy cũ, thiết lập các đỉnh và đáy mới cao hơn. Do đó, khi nhìn vào biểu đồ có đỉnh sau luôn cao hơn đỉnh trước (HH) và đáy sau luôn cao hơn đáy trước (HL) thì đây là xu hướng tăng.
Ngược lại, nếu thấy đỉnh sau luôn thấp hơn đỉnh trước, đáy sau luôn thấp hơn đấy trước thì đây là xu hướng giảm.
Như vậy thông qua lý thuyết Dow bạn đã có thể xác định được xu hướng và nên giao dịch theo xu thế cấp 1 để hạn chế rủi ro.
Xác định xu hướng bằng cách sử dụng đường trendline
Sử dụng đường trendline là một phương pháp xu hướng hiệu quả chỉ sau lý thuyết Dow.
Tuy nhiên, trước khi hướng dẫn ban cách sử dụng đường trendline thì mình sẽ nói qua về ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ để bạn có thể hiểu rõ hơn.
Ta có thể hiểu đơn giản ngưỡng kháng cự và hỗ trợ là vùng giao tranh giữa phe mua và phe bán. Sở dĩ điều này xảy ra là bởi vì giá sẽ không di chuyển theo một đường thẳng tắp mà luôn có lúc tăng lúc giảm. Tại điểm gặp nhau giữa lúc giá tăng và giảm này tạo thành nơi giao tranh để xác định xem thị trường tiếp theo sẽ di chuyển theo xu hướng hay đảo chiều.
Ngưỡng hỗ trợ là nơi phe bán tìm mọi cách để cho giá tiếp tục giảm. Nhưng vì lý do nào đấy phe mua lại áp đảo hơn và khiến giá tăng trở lại.
Tương tự vậy, ngưỡng kháng cự là nơi phe mua dùng mọi cách để tăng giá lên nhưng thất bại vì phe bán mạnh hơn, giá giảm xuống.
Tại sao mình lại phải nói về ngưỡng kháng cự và hỗ trợ này là bởi vì khi các ngưỡng này bị phá hỏng giá sẽ đảo chiều. Điều này có nghĩa xu hướng hoàn toàn có thể thay đổi nếu các ngưỡng này không thể duy trì. Ngưỡng kháng cự có thể chuyển thành hỗ trợ và hỗ trợ có thể thành kháng cự.
Cách vẽ đường trendline
Kẻ trendline có thể coi là một nghệ thuật và nó còn phụ thuộc nhiều vào tư duy của mỗi người. Như mình đã nói phía trên, gái trên thị trường sẽ không bao giờ di chuyển theo một đường thẳng. Giá sẽ tăng giảm và tạo thành các đợt sóng và cấu tạo nên xu hướng thị trường.
Cách để vẽ đường trendline đơn giản nhất là bạn nối 2 đỉnh hoặc 2 đáy lại với nhau.
Xác định xu hướng bằng đường EMA
Đường MA hay còn gọi là đường trung bình động, đây là một loại cản giúp làm mượt đường giá. MA được chia làm 2 loại gồm EMA(đường trung bình lũy thừa) và SMA(đường trung bình giản đơn). Tuy nhiên, EMA thường được trader sử dụng nhiều hơn vì nó giúp bám sát giá thị trường hơn.
Để tính EMA bạn sẽ lấy giá trị trung bình của 1 số lượng phiên giao dịch nhất định. Ví dụ MA 20 thì sẽ lấy giá trị trung bình của 20 phiên đó. Bởi vì EMA là một đường động và được tính như kia, nên sẽ khác nhau tùy theo nhu cầu của mỗi người.
Đường MA càng nhỏ thì càng bám sát giá hơn, và bù lại, đường MA lớn hơn thì độ chính xác lại cao hơn. vì thế khi phân tích trader thường sử dụng 2 đường MA trở lên.
Ta có thể xác định xu hướng nhờ đường EMA như sau: nếu đường giá nằm dưới đường MA thể hiện 1 xu thế giảm, còn đường giá nằm trên đường MA thể hiện 1 xu thế tăng. Tại các khung thời gian lớn như H1, H4 hay D1, đường EMA sẽ hoạt động tốt và có độ chính xác cao hơn.
Bước 2: Hướng dẫn xác định lực của xu hướng dựa vào biểu đồ nến
Bước tiếp theo sau khi xác định xu hướng mà bạn cần làm đó là xác định lực của trend. Xác định lực của xu hướng xem nó đang mạnh hay yếu, sẽ tiếp diễn hay kết thúc. Bước xác định này là vô cùng quan trọng bởi nó sẽ giúp bạn biết có nên tham gia vào thị trường hay không hoặc thời điểm nào nên thoát lệnh.
Có rất nhiều trader, đặc biệt là những người mới thường hay giao dịch tại cuối trend. Điều này có nghĩa là khi trend sắp kết thúc và hiển thị một cách rất rõ ràng. Những trader mới lại không biết rằng khi này những cá mập đã thoát ra từ lâu thì họ mới bắt đầu giao dịch. Một tình trạng phổ biến đã được hình thành đó là mua đỉnh, bán đáy và bắt dao rơi.
Và sau đây là một số cách bạn có thể sử dụng để xác định lực của trend:
Sử dụng sóng Elliott
Sóng Elliott và lý thuyết Dow có một mối tương quan với nhau, do đó nếu bạn hiểu về lý thuyết Dow thì bạn sẽ biết cách đếm sóng Elliott. Một Elliott bao gồm có 5 sóng, 3 sóng chủ (sóng 1, 3, 5) và 2 sóng điểu chỉnh (sóng 2 và 4). Thông thường sóng 3 sẽ là sóng dài nhất trong 5 sóng.
Đây là giai đoạn khi các nhà giao dịch chú ý đến một cặp tỷ giá hay một loại hàng hóa và liên tục mua vào sản phẩm này. Điều này khiến cho giá sản phẩm tăng mạnh và có thể sẽ phá vỡ mức giá cao nhất của điểm kết thúc sóng 1.
Sử dụng mô hình nến đảo chiều
Một biểu đồ phân tích thông thường sẽ được chia làm 3 dạng chính: biểu đồ tiếp diễn, đảo chiều và đi ngang. Sau khi xác định được xu hướng, bạn có thể căn cứ biểu đồ trong từng khung giờ khác nhau và áp dụng với mô hình nến đảo chiều. Đây là một phương án khả thi giúp bạn nhận biết được điểm vào lệnh và thoát lệnh dễ dàng.
Tham khảo thêm:
Có thể nói, đây là một phương thức dễ nhận biết được sự đảo chiều của xu hướng. Do đó nội dung kiến thức về nến đảo chiều là rất quan trọng mà bạn cần nắm bắt được. Kết hợp sử dụng nến đảo chiều với đường trendline hoặc đường EMA là bạn có thể tìm được điểm vào lệnh và thoát lệnh cực hiệu quả.
Sử dụng mô hình hai giá
Mô hình tiếp diễn và mô hình đảo chiều là 2 dạng chính của mô hình 2 giá.Các mô hình này cũng giữ một vị trí rất quan trọng trong phân tích kỹ thuật.
Các mô hình như mô hình 3 đỉnh, mô hình 3 đáy hay vai dầu vai bạn cũng cần lưu ý đến. Có một điểm chung đặc biệt đó là những dạng mô hình được tạo từ con số 3 đều mạnh mẽ hơn so với những mô hình khác. Chẳng hạn như trong các mô hình nến đảo chiều, cụm 3 nến bao giờ cũng mạnh hơn nhiều so với cụm 2 hay 1 nến.
Ngoài ra bạn cần lưu ý rằng các mô hình giá chỉ có tác dụng khi phía trước chúng là 1 xu hướng cụ thể (xu hướng tăng hoặc giảm). Bởi vì khi xu hướng rõ ràng thì mới có sự đảo nghịch so với xu thế trước đó.
Sử dụng các chỉ báo phổ biến như MACD, RSI, CCI, Stoch,…
Thời điểm giá tăng quá nhiều hoặc giảm quá nhiều là lúc mà trader phân vân không biết giá có tiếp tục tăng hoặc giảm nữa không. Ngoài một số những mô hình bên trên thì bạn còn có thể dùng chỉ báo Momentum để đo “đà” của giá dựa vào sự so sánh trong một khoảng thời gian. Nhờ những chỉ báo như này mà trader có thể dự đoán được tốc độ thay đổi giá sẽ mạnh lên hay yếu đi. Khi biết được đà của giá thì sẽ biết được có nên vào lệnh giao dịch hay không.
Một trong những công dụng chủ yếu của các chỉ báo đó là giúp xác định mức hội tụ và phân kỳ.
Khi một giá phân kỳ sẽ có giá tạo đỉnh cao hơn (HH) nhưng các chỉ báo kỹ thuật lại tạo ra một đỉnh thấp hơn (HL). Điều này đồng nghĩa với việc giá không thể đạt được các đỉnh cao mới. Hay người mua không còn muốn tham gia vào mua để đẩy mức giá cao hơn nữa. Như vậy khi phân kỳ xuất hiện, rất có thể giá sẽ có xu hướng đảo chiều và giảm.
Tuy nhiên thì điều này không hoàn toàn chắc chắn mà chỉ là có thể. Để có thể đưa ra dự đoán yên tâm hơn bạn nên áp dụng thêm một số phương thức khác nữa.
Khi giá hội tụ sẽ tạo ra các đáy thấp hơn nhưng chỉ báo lại cho thấy đáy thấp hơn. Đồng nghĩa với việc phe bán không còn muốn đẩy gái xuống thấp hơn nữa.
Nhìn chung, cả phân kỳ và hội tụ đều cho biết xu hướng giá có thể sẽ đảo chiều.
Bước 3: Tìm điểm vào lệnh, cắt lỗ, gồng lời phù hợp
Sau khi xác định được xu hướng, xác định lực của xu hướng ra sao thì bạn sẽ bắt tay vào tìm điểm vào lệnh, điểm thoát lệnh, điểm chốt lời.
Thực tế, việc tìm được đúng điểm cắt lỗ và chốt lời là rất khó. Dù đối với những trader kinh nghiệm cũng khó mà xác định đúng tất cả các thời điểm này.
Để có thể nhìn ra được những điểm cắt lỗ tốt nhất, bạn sẽ cần có thời gian để trải nghiệm. Bạn có thể sử dụng kết hợp các dạng mô hình, chỉ báo mà mình nêu phía trên để tìm ra điểm cắt lỗ. Tuy nhiên, nếu như có một vài lần dự đoán không đúng với xu hướng thì bạn cũng đừng quá lo lắng nhé. Bởi trong đầu tư có thắng thì sẽ có thua, đây là chuyện rất bình thường.
KẾT LUẬN
Trên đây là cách đọc biểu đồ nến Nhật trong Forex hiệu quả với 3 bước đơn giản, chúng tôi rất cám ơn vì các bạn đã theo dõi đến cuối bài. Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp ích được cho các bạn thật nhiều.